(0)

Có thể bạn chưa biết Nhật Bản cũng có tết trung thu?

07/08/2020

Cùng là một trong những nước có nền văn hóa Á Đông, Nhật Bản cũng có phong tục đêm trăng rằm. Tuy nhiên Tết Trung Thu của người Nhật cũng có rất nhiều điểm khác biệt, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Tết Trung Thu Nhật Bản nhé!

1. Lễ Hội Ngắm Trăng:

Trong tiếng Nhật "Tsukimi" có nghĩa là "ngắm trăng", còn chữ "O" thường được thêm vào phía trước để thể hiện sự trang trọng. Lễ hội thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, tức là vào khoảng tháng 9 - 10 dương lịch, và là dịp để mọi người thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm.
Có giả thuyết cho rằng Otsukimi bắt nguồn từ Tết Trung thu của Trung Quốc. Ngày lễ này được lưu truyền vào đảo quốc Nhật Bản thông qua những đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian (794 - 1185). Ban đầu, Otsukimi chỉ dành cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc, nhưng thời kỳ Edo (1603 - 1868) thì nó đã được phổ biến rộng rãi như một lễ hội dân gian. Những mùa lễ Otsukimi đầu tiên được người dân tổ chức vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch hoa màu mùa hạ và chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa nước, với mục đích cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người. Với ý nghĩa đó, Otsukimi đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản.

2. Trung thu được tổ chức 2 lần:

Ngoài 15/8 âm lịch, Otsukimi được tổ chức lần 2 vào khoảng 1 tháng sau - ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là "trăng sau". Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng vào đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng vào đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp những điều không may, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là "Kata-tsukimi".

3. Truyền thuyết Thỏ ngọc giã bột làm bánh mochi trên cung trăng:

Ở Việt Nam, có truyền thuyết cây đa và chú cuội còn tại Nhật Bản, người dân tin rằng có chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc Mặt Trăng và khi đêm Otsukimi lại chuẩn bị bột làm bánh dày mocha. Bên cạnh đó, nhiều người cũng liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh dango cũng xuất hiện tại nhiều địa phương ở Nhật.

4. Đón Tết Trung Thu theo phong cách Nhật Bản:

Để có thể thưởng thức trọn vẹn đêm lễ Otsukimi, cần phải chuẩn bị những thứ như sau:

Nơi ngắm trăng:

Có thể là trong phòng, trong vườn, ở hiên nhà hay bất kỳ nơi nào thoáng đãng có thể ngắm trăng thuận tiện nhất. Nếu tầm nhìn bị che chắn thì sẽ không thưởng thức được đêm trăng đẹp một cách trọn vẹn được.

Vật trang trí:

Cỏ lau (Susuki) – một trong 7 loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản được xem là vật trang trí phổ biến nhất trong lễ hội Otsukimi.

Từ xa xưa, cỏ lau được người Nhật ví như là hiện thân của thần mặt Trăng và nó đem đến sự sung túc, giúp mùa màng bội thu cho gia đình. Ngoài ra, cũng có nơi cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước cửa nhà.
Bên cạnh đó, những vật trang trí khác thường thấy là sáu loại cỏ mùa thu gồm có hồ chi (Hagi), sắn dây rừng (Kuzu), hoa nữ lang (Ominaeshi), trạch lan (Fujibakama), cát cánh (Kikyo) và cẩm chướng (Nadeshiko), cùng nhiều loại hoa dại khác.

Đồ cúng:

Bánh trung thu Nhật Bản có tên gọi là Tsukimi-dango hay còn gọi là dango, đây là loại bánh truyền thống ở Nhật và được bày ra cúng vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch. Với mục đích chính là để dâng lên thần linh, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu, và người Nhật còn quan niệm rằng chúng sẽ giúp bạn trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Vào đêm 15, người Nhật Bản thường xếp khoảng 15 viên bánh dango lên đĩa để cúng. Tuy nhiên, tùy theo năm thường hay năm nhuận mà cũng có người chọn số bánh bằng số đêm trăng tròn trong năm là 12 hoặc 13 viên, hoặc là 5 viên. Vào đêm 13/9 thì sẽ cúng 13 hoặc 3 viên bánh. Sau khi cúng, bạn có thể thưởng thức món bánh này cùng với gia đình mình.

>> Chọn sản phẩm nào kinh doanh mùa Tết Trung Thu?

NPP BÁNH TRUNG THU CỐNG QUỲNH

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Trường Vân         MST: 0312840445

Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM.

CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP HCM.

Hotline0906 309 885 - 0933 138 885 - 0906 986 885   

Tel: 028 38374987 - Fax028 38360973

Emailkinhdoanh@congquynh.vn - banhtrungthu999@gmail.com

Websitetrungthu.congquynh.vn Facebookfacebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn

Bánh Trung Thu Kinh Đô – Givral –Brodard - Như Lan Chiết Khấu Cao, Giao Hàng Nhanh.

NPP bánh trung thu Cống Quỳnh - Địa chỉ MUA BANH TRUNG THU 2020 UY TIN TP HO CHI MINH.

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906309885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.