(0)

Bánh Trung Thu ở các nước Châu Á

07/07/2016

Bánh trung thu là nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia trong dịp tết Trung thu. Ở mỗi nước, bánh trung thu lại mang nhiều màu sắc, hình dạng và hương vị đặc trưng cho con người, nền nông nghiệp, phong tục và nét độc đáo của văn hóa nước đó. Hiện nay, các quốc gia tổ chức tết Trung thu 2017 và ăn bánh trung thu chủ yếu là các nước châu Á do vẫn còn giữ lịch mặt trăng (âm lịch) trong đời sống và canh tác.

BÁNH TRUNG THU VIỆT NAM

Hai loại bánh trung thu đặc trưng nhất chính là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng có vỏ vàng nâu óng hấp dẫn cùng các loại nhân đậu xanh, khoai môn hay thập cẩm còn bánh dẻo làm từ gạo nếp lại có màu trắng tinh với mùi thơm dịu mát của nếp thơm và tinh dầu hoa bưởi. Hình dáng của bánh đều là vuông hoặc tròn, tương trưng cho mong muốn mọi sự vuông tròn tốt đẹp của người Việt. Bánh nhân thập cẩm chứa đựng nhiều vị của các loại nguyên liệu như thịt, lạp sườn, hạt dưa, hạt sen, mứt bí vẫn là lựa chọn của nhiều người dù hiện nay có nhiều mẫu mã và hương vị biến tấu mới với các loại nhân quý như trà xanh, đông trùng hạ thảo, tỏi đen, nhân sâm,…

Bánh trung thu có sức cuốn hút mãnh liệt bởi hương vị bánh là sự hội tụ của cả tinh hoa đất trời mùa thu, và người Việt Nam rất trân trọng việc thưởng thức bánh trung thu cùng những người thân trong gia đình. Hiện nay, bánh trung thu tại TP. Hồ Chí Minh hết sức đa dạng và được cung cấp bởi nhiều hãng uy tín như Givral, Brodard, Như Lan,…

BÁNH TRUNG THU HÀN QUỐC

Tết Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là Chusok. Đây được xem như là Lễ Tạ ơn của các nước phương Tây tại Hàn Quốc, mang ý nghĩa hội mùa, tổ chức vào mùa thu sau khi thu hoạch một năm đồng áng tốt đẹp. Vào ngày này, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo… để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên và thần linh để cảm tạ cho một mùa mưa thuận gió hòa. Sau này, Chuseok càng mang nhiều ý nghĩa hơn, không chỉ là lễ hội thu hoạch mà còn là ngày lễ tưởng nhớ những người đã khuất, là ngày sum họp đoàn tụ gia đình.

Người Hàn Quốc cũng có một loại loại bánh trung thu đặc biệt gọi là Songpyeon hay còn gọi là bánh gạo hình bán nguyệt, bánh trăng khuyết. Loại bánh này có nhiều màu sắc đa dạng như màu trắng, màu hồng (từ quả dâu), màu xanh đậm (từ lá ngải cứu)… Bên trong bánh thường là nhân đậu xanh, đậu đỏ, cũng có khi là mật, hoặc vừng. Điều khác biệt chính là các nước châu Á khác đều làm bánh trung thu hình tròn tượng trưng cho sự hạnh phúc viên mãn thì bánh của Hàn Quốc lại mang hình trăng khuyết lưỡi liềm. Người Hàn Quốc quan niệm rằng cuộc sống thăng trầm, “có khúc có lúc” cũng giống như trăng thay đổi khi khuyết khi tròn, do đó bánh trung thu của họ cũng mang đậm tinh thần này. Trong dịp tết trung thu, các gia đình Hàn Quốc sẽ đoàn tụ cùng nhau để làm bánh Songpyeon. Họ quan niệm rằng thiếu nữ nào làm được những chiếc bánh ngon lành, xinh xắn, sau này sẽ lập được gia đình viên mãn. Chính vì vậy, các thiếu nữ Hàn Quốc tập trung rất nhiều công sức để làm được chiếc bánh trung thu như ý.

 

Nguyên liệu để làm bánh trung thu Songpyeon gồm bột gạo, đậu xanh, đường và đặc biệt nhất là lá thông, loại lá mang đến màu sắc đặc trưng và hương vị khác biệt cho bánh. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn có một số màu khác như hồng, xanh đậm, vàng… Nhân bánh có đậu xanh bên trong. Sau đó chúng được đưa vào nồi hấp cùng lá thông. Bánh thành phẩm có vị dẻo, dai, ngọt thanh và đặc biệt có mùi thơm nhẹ của lá thông tươi.

BÁNH TRUNG THU NHẬT BẢN

Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ tại Nhật Bản dù nước này không còn sử dụng âm lịch trong sinh hoạt hằng ngày, được gọi là Lễ ngắm trăng (Otsukimi). Trẻ em được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn trong khi người lớn sẽ tổ chức mâm cỗ và làm bánh để cúng. Bánh trung thu truyền thống của người Nhật có tên Tsukimi Dango, một loại bánh làm từ bột gạo tương tự như Mochi. Dango là món ăn được dùng quanh năm nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa. Vào ngày rằm trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi Dango. Công thức làm Dango khá giống với bánh trôi nước với lớp vỏ dai và dẻo. Sau đó chúng được nướng sơ cho nóng giòn. Khi ăn, người ta cho thêm chút mật ngọt lên trên. Bánh tròn mềm, với xốt mặn, ngọt đặc trưng, thường được xiên vào que tre và uống kèm trà xanh, có thể ăn kèm cùng với đậu đỏ hoặc đậu nành Kinanko. Bánh trung thu của Nhật khác hoàn toàn bánh trung thu Trung Quốc và Việt Nam ở chỗ không có trứng muối ở bên trong.

Trong đêm trung thu, những người phụ nữ trong gia đình sẽ bày bánh Dango theo hình tam giác lên một chiếc kệ gỗ. Cạnh đó sẽ là bình cỏ susuki cùng hoa quả để đẹp mắt, hạt dẻ, khoai môn, edamame, khoai lang, các loại mì như soba, ramen…Mâm cỗ được cúng ở nơi có ánh trăng chiếu vào. Sau khi cúng xong, mọi người trong nhà cùng nhau thưởng trăng và ăn bánh. Ở một số nơi người ta cho rằng bánh dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn cho gia đình đó.

Người Nhật Bản tin rằng, Thỏ ngọc sống trên mặt trăng và giã bánh dày. Việc ăn bánh trung thu Tsukimi Dango vào ngày trung thu được tin là có thể giúp người ta nhìn thấy thỏ ngọc.

BÁNH TRUNG THU CỦA NGƯỜI HOA

Đối với người Trung Quốc, Trung thu là dịp gia đình đoàn viên, cùng nhau thưởng thức bánh trung thu và ngắm trăng. Bánh trung thu Trung Quốc được gọi là moon cake, hay bánh mặt trăng, bánh đoàn viên. Bánh thường là bánh nướng với lớp bột mịn, thơm, nhân bánh khá phong phú đủ vị như đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, trà xanh… Trên bề mặt bánh thường in các chữ Hán như chữ Phúc, Hỉ, Thọ, Lộc,…

Người Trung Quốc thường treo lồng đèn trước cửa nhà và trên phố trong dịp này. Trong đêm rằm, người ta thả đèn trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Họ cũng có lễ rước đèn cho trẻ em, múa lân sư rồng,…khá giống với truyền thống của người Việt Nam

BÁNH TRUNG THU THÁI LAN

Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, người dân Thái Lan thường tổ chức lễ cầu trăng để tổ chức trung thu, trong đó mọi người cùng tham gia cầu nguyện với Bồ Tát. Tương truyền vào ngày này, thần tiên sẽ mang đào lên chúc thọ Bồ Tát. Do đó, người dân sẽ bày phía trên bàn thờ quả đào và bánh Trung thu (cũng thường mang hình quả đào). Người Thái tin làm vậy, các vị thần tiên sẽ ban nhiều điều may mắn tốt lành cho con người. 

Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi và đào – những loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, xum vầy và ngọt ngào. Ngoài ra, các loại bánh trung thu tại Thái là Lan cũng khá giống với Việt Nam nhưng có phần mỏng, dẹt hơn và nhân bánh trung thu phổ biến là nhân sầu riêng, một đặc sản nổi tiếng của đất nước chùa Vàng.

BÁNH TRUNG THU MALAYSIA

Người Malaysia có nhiều bộ phận dân số có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước lân cận nên họ cũng thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8. Ngoài ra, họ cũng thắp đèn lồng và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày Tết trung thu. Trong ngày này, người dân cũng tổ chức múa lân, múa sư tử. Malaysia nổi tiếng với các hãng bánh trung thu như Casahana hoặc Baker’s cottage với nhiều hương vị độc đáo và khác lạ, ảnh hưởng của ẩm thực Tây phương, bớt vị ngọt và sử dụng nhiều nguyên liệu từ thực vật thiên nhiên.

BÁNH TRUNG THU CỦA PHILIPPINES

Tết Trung thu ở Philippines cũng thường được tổ chức bởi những người gốc Hoa sinh sống tại đây, do đó nhiều loại bánh cũng mang nét tương đồng với bánh trung thu của Việt Nam hay Trung Quốc.

Ngoài ra, Người Phillipines còn có loại bánh trung thu đặc trưng của riêng mình mang tên Bánh trung thu Hopia (bánh nướng ngon).  Tuy chỉ là những chiếc bánh với vỏ  bột được nướng lên, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng điểm thu hút của những chiếc bánh này chính là phần nhân đa dạng phong phú, có thể là hopiang mungo đậu xanh, đậu đỏ, hopiang baboy thịt lợn, hopiang ube khoai lang tím, hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), … Lớp bột ngoài của bánh Hopia tương tự như bánh Pía của Việt Nam, với nhiều lớp da lột, được nướng cháy vàng và giòn.

Ngoài ra, trong ngày tết trung thu, người Philippines còn tổ chức trò chơi có tên là Xúc xắc trung thu.

CAMPUCHIA

Tết trung thu của Campuchi còn được gọi là hội Ok Om Pok không được tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch như các nước khác mà diễn ra muộn hơn vào rằm tháng 10 âm lịch.

Loại thức ăn truyền thống trong dịp này chính là cốm dẹp. Bàn cúng trung thu của người Campuchia gồm cốm dẹp và các loại nông sản khác như mía, chuối, khoai, sắn và hoa tươi để trang trí. Khi trăng lên, người già theo phong tục sẽ lấy cốm dẹt nhét vào miệng trẻ con trong nhà để cầu mong may mắn cho các thành viên gia đình, cầu mong mùa vụ mới no đủ.

Trong lễ hội, người Campuchia cũng thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió (đèn trời). Đèn gió bay lên cao mang theo những mong ước của người dân đến mặt trăng về những điều tốt lành no đủ.

SINGAPORE

Tết Trung thu ở Singapore mang đậm màu sắc Tết Trung thu Trung Quốc. Khu phố người Hoa ở Singapore năm nào cũng là nơi tổ chức Tết Trung thu khá vui nhộn.Tết Trung thu là thời điểm lý tưởng để mọi người gửi những lời chúc, món quà may mắn tới người thân, bạn bè và đối tác kinh doanh. Một trong những món quà được sử dụng nhiều nhất là bánh Trung thu.

Loại bánh trung thu đăc trưng của đảo quốc sư tử là bánh dẻo nhân sầu riêng. Bánh dẻo nhân sầu riêng cũng như các loại bánh trung thu khác ở Singapore được làm biến tấu từ bánh “da tuyết”, tương tự bánh dẻo của Việt Nam với lớp bột dẻo bên ngoài. Màu sắc của bánh cũng khá đa dạng khớp với màu sắc của nhân bánh bên trong, như bánh màu vàng là nhân sầu riêng, bánh màu xanh có nhân trà xanh, màu hồng cho nhân khoai môn...

TẾT TRUNG THU Ở TRIỀU TIÊN

Tết Trung thu ở Triều Tiên còn gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Người Triều Tiên tổ chức tết Trung thu vào đêm rằm tháng 8, cùng nhau tụ họp để thưởng trăng và tổ chức cac hoạt động cộng đồng và ca múa nhạc. Mọi người ăn vận các trang phục truyền thống trong dịp này.

Món bánh trung thu truyền thống của người Triều Tiên trong dịp này này bánh xốp (muffin). Bánh muffin nướng xốp giống như bán nguyệt- nửa vầng trăng, làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo,…Bánh làm từ bột được hấp lên cho chin và để nguội trước khi ăn.

 

Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM

 

CN Thủ Đức33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức,HCM

 
Hotline: 0903 132 585 - 0933 138 885 -0122 7954 006 
 
Tel: 08.6270 0998 - 08.38374987    Fax: 08. 38360973  

Website: 

dailybanhtrungthu.com.vn

Facebook: 

facebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn

 
 Bánh Trung Thu Kinh Đô – Givral –Brodard-Như Lan-Baker's Cottage Chiết Khấu Tới 30%
 
Bảng chiết khấu tham khảo bánh trung thu Kinh Đô 2016
 

 

SỐ LƯỢNG

 

1-10 HỘP

 

10-20 HỘP

 

21-50 HỘP

51-100 HỘP

101-200 HỘP

200-500 HỘP

TRÊN 500 HỘP

 

MỨC CHIẾT KHẤU (%)BTT KINH ĐÔ

 

1-10%

 

10-15%

 

15-19%

20%-24%

25%

26%

LIÊN HỆ

 

Dailybanhtrungthu.com.vn  Địa chỉ MUA BANH TRUNG THU 2016 UY TIN TP HO CHI MINH

banh trung thu givral 2016 |  banh trung thu brodard 2016 | banh trung thu kinh do 2016 | banh trung thu nhu lan 2016

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906309885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.